Giày da thủ công đang dần được nhiều người yêu thích và tìm lại. So với những loại giày được sản xuất thông thường, quy trình sản xuất một đôi giày da thủ công khó khăn, tỷ mỷ hơn nhiều mà không phải là ai cũng biết. Cùng Dacosta tìm hiểu quy trình sản xuất giày thủ công hoàn thiện nhé!

Đôi nét về ngành làm giày da thủ công

Ngày nay, giày dép trở thành một vật dụng cá nhân cần thiết với mọi người. Một đôi giày, không chỉ nói lên tính cách mà còn thể hiện đẳng cấp của người đi. Đối với những người thích sự chi tiết, tỉ mỉ thì những đôi giày da thủ công là lựa chọn hàng đầu.

Giày da thủ công, đúng như cách mà người ta vẫn gọi, là những đôi giày hoàn toàn được làm thủ công bằng tay. Ngành làm giày da thủ công thực chất đã có từ rất lâu. Xa xưa trước kia, từ thời những người Hy Lạp cổ, La Mã cổ đại và phát triển rực rỡ ở thế kỉ 19. Bằng chứng là, đa số những mẫu thiết kế giày ngày nay vẫn đang được sử dụng đều có hình dáng không mấy thay đổi kể từ giai đoạn này.

Giày da thủ công, đúng như cách mà người ta vẫn gọi, là những đôi giày hoàn toàn được làm thủ công bằng tay
Giày da thủ công là những đôi giày hoàn toàn được làm thủ công bằng tay

Ưu điểm của giày da thủ công

Giày da thủ công có nhiều ưu điểm. Vì là những đôi giày được làm bằng tay, do một người thợ thực hiện từ đầu đến cuối, nên mỗi đôi giày đều là độc nhất. Đó là tâm huyết, là tài hoa, cá tính của người thợ giày nói chung và nét đẹp văn hóa truyền thống nói riêng.

Mỗi đôi giày da thủ công mang lại sự hoàn hảo và cảm giác thoải mái cho người đi, đồng thời thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp của chủ nhân nó.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quy trình sản xuất một đôi giày thủ công

Để một đôi giày thủ công được hoàn thiện và đến tay người sử dụng cần rất nhiều công đoạn. Số lượng các bước để hoàn thiện đôi giày có thể khác nhau dựa trên những quy trình khác nhau. Trung bình mất khoảng 68 – 390 bước khác nhau để hoàn thiện một đôi giày. Tuy nhiên, quy trình này có thể tóm tắt bằng những công đoạn cơ bản sau:

Công đoạn 1: Thiết kế

Công đoạn thiết kế là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Ở công đoạn này, người thợ vẽ phác họa khuôn giày, mô phỏng hình dáng bàn chân. Việc sản xuất giày sẽ được bắt đầu sau khi người thợ vẽ lên được một bản vẽ chi tiết của chiếc giày. Trước đây, bước này thường được các người thợ thực hiện bằng tay, nhưng ngày nay, công đoạn này có thể được thực hiện bằng máy. Mẫu giày sẽ được thể hiện trên máy tính chi tiết dưới nhiều góc độ.

Quy trình sản xuất giày da thủ công
Quy trình sản xuất giày da thủ công

Công đoạn 2: Làm khuôn giày

Khuôn giày thường được làm bằng gỗ, mô phỏng hình dạng của bàn chân dưới dạng 3D. Các loại gỗ thích hợp làm khuôn giày có thể kể đến như: gỗ sồi, dẻ gai, phong, du hay óc chó, ngô đồng hoặc gỗ trăn. Ngày nay, loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất là gỗ ngô đồng hoặc gỗ cây trăn. Các loại gỗ được chọn làm khuôn giày cũng phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí như chịu được áp suất cao, độ ẩm hay sự giao động của nhiệt độ…

Các khúc gỗ được chọn làm khuôn sẽ được xẻ thành các miếng dài 32cm, dày khoảng 30 – 40cm. Với mỗi khúc như vậy có thể làm được từ 4 – 6 khuôn. Một khuôn giày đạt chất lượng sẽ có tỷ lệ độ ẩm trong gỗ từ 10 – 12 %. Do đó, sau khi xẻ khuôn, gỗ sẽ được đun sôi ở nhiệt độ 120 độ C, rồi được để khô trong vòng 2 năm tiếp theo. Lúc bây giờ, tỷ lệ độ ẩm trong gỗ là 16 – 18%, vẫn chưa đạt đến ngưỡng cần thiết. Vậy nên, các khuôn gỗ này tiếp tục được sấy khô trong buồng sấy bằng khí nóng liên tục 3 tuần.

Một khuôn giày được làm thủ công rất cầu kỳ và tốn thời gian. Tuy nhiên, ngày nay khi công nghệ phát triển, công đoạn này sẽ được rút ngắn xuống nhờ hệ thống máy móc hiện đại. Nhờ đo, chỉ cần khoảng 5 – 6 phút máy sẽ tạo ra được 1 khuôn giày theo yêu cầu.

Công đoạn 3: Đánh dấu

Đây là công đoạn cần thiết trước khi đến công đoạn khâu. Ở công đoạn này, người thợ sẽ dùng kí hiệu để đánh dấu trên những miếng da vị trí cần may hay đục lỗ. Công đoạn này yêu cầu sự cẩn trọng và tỷ mỷ trong từng bước thực hiện.

Công đoạn 4: Khâu

Từ các miếng da được đánh dấu từ trước, người thợ sẽ khéo léo chấm keo lên các cạnh tấm da để chúng khỏi trượt đi. Sau đó, các miếng da sẽ được may lại với nhau. Bắt đầu từ hướng phần trên giày cho đến phần lót giày và gia cố thêm ở phần ngón chân cùng đệm ngón. Chất lượng và vẻ ngoài của đôi giày được quyết định phần lớn nhờ công đoạn này, do đó người thợ may phải thật cẩn trọng và khéo léo.

Chất lượng và vẻ ngoài của đôi giày được quyết định phần lớn nhờ công đoạn khâu giày
Chất lượng và vẻ ngoài của đôi giày được quyết định phần lớn nhờ công đoạn khâu giày

Công đoạn 5: Lắp ráp giày

Đầu tiên, đế giày sẽ được cố định sơ với khuôn giày với 3 cái đinh. Tiếp theo, phần đế cao su sẽ được gắn vào đế giúp cho việc khâu phần trục sau dễ dàng hơn. Bằng cách sử dụng keo nóng hoặc móng tay người thợ, lúc này trục sẽ được căn chỉnh và cố định vào đế.

Sau đó, những miếng da được cắt sẵn từ trước sẽ được ghép vào dựa theo hình dạng của khuôn giày. Thông thường, giai đoạn này sẽ chiếm thời gian từ 2 – 3 tuần.

Công đoạn 6: Hoàn thiện

Công đoạn hoàn thiện giày là lúc người thợ thực hiện những bước cuối cùng như luồn dây giày, đánh bóng giày. Sau khi hoàn thành, giày sẽ được gửi tới tận tay của người mua.

Kết

Quy trình sản xuất một đôi giày thủ công có thể tóm tắt bằng 6 công đoạn trên. Trong những công đoạn đó, chắc chắn còn rất nhiều những bước nhỏ không tên khác nữa. Mỗi đôi giày da thủ công được sản xuất có ý nghĩa vô cùng lớn lao, vì nó là kết tinh của kinh nghiệm, sự tỉ mỉ và tinh tế của những người thợ lành nghề.

Hiện nay, để có thể tìm mua cho mình một đôi giày thủ công thật sự chất lượng và xứng tầm, bạn có thể tìm đến Tiệm giày Dacosta:

  • Địa chỉ: 232/5, Cao Thắng, Phường 12, quận 10
  • Số điện thoại: 0933 9999 26 – 0965 9999 26

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *